Triều đại Irene thành Athena

Vấn đề tôn giáo

Đồng xu vàng solidus của Irene, 797–802, Constantinoplis.

Hành động đáng chú ý nhất Irene là khôi phục lại tôn kính các tượng thánh Chính Thống giáo (hình ảnh của Chúa Kitô hay các Thánh). Rồi để bầu Tarasios, một trong những quý tộc của bà làm Thượng phụ vào năm 784, Irene đã cho triệu tập hai công đồng Giáo hội. Công đồng đầu tiên được tổ chức vào năm 786 ở Constantinoplis đã thất bại do sự phản đối của binh lính. Công đồng thứ hai được triệu tập tại Nicaea vào năm 787, chính thức phục hồi việc tôn kính các tượng thánh và thống nhất Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương với Tòa Thánh La Mã.[1] (Xem thêm Công đồng Ecumenical thứ bảy)

Trong khi việc này giúp cải thiện mối quan hệ với Giáo hoàng thì nó lại không ngăn chặn được sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh với người Frank, lúc này đã cất quân đánh chiếm IstriaBenevento vào năm 788. Bất chấp vận rủi, những nỗ lực quân sự của Irene đã gặp một số thành công: năm 782 viên sủng thần của bà là Staurakios đã khuất phục được người Slav vùng Balkan và đặt nền tảng cho sự bành trướng của Đông La Mã và tái Hy Lạp hóa trong khu vực. Tuy nhiên, Irene vẫn hay bị người Ả Rập quấy phá và vào năm 782 và 798 đã phải chấp nhận các điều khoản của các vị Khalip Al-MahdiHarun al-Rashid.

Khuynh đảo triều chính

Khi Konstantinos gần trưởng thành, ông bắt đầu dần dần trở nên không muốn cam chịu dưới sự thống trị độc đoán của mẹ mình. Để tự giải thoát chính mình, ông đã tiến hành binh biến nhưng không may bị Irene phát hiện và dẹp tan không mấy khó khăn, kể từ lúc đó nữ hoàng đã yêu cầu quân thần phải thề sẽ trung thành mỗi mình bà. Sự bất mãn nhân dịp này tăng lên vào năm 790 đã mở ra một cuộc chống đối và đám binh sĩ dẫn đầu bởi Armeniacs, chính thức tuyên bố Konstantinos VI là người cai trị duy nhất.

Mối quan hệ thân hữu có vẻ giả dối được duy trì giữa Konstantinos và Irene mà tước vị nữ hoàng đã được xác nhận vào năm 792, thế nhưng các phe phái đối thủ còn lại, với Irene do sự tác động của những mưu đồ khéo kéo với các giám mục và các triều thần, đã tổ chức một âm mưu hùng cường nhân danh nữ hoàng. Konstantinos chỉ có thể lẩn tránh để viện trợ cho các tỉnh nhưng ngay cả giới quý tộc cũng bày mưu tính kế vây quanh lấy ông. Không may ông bị đám người hầu thân cận bắt giữ trên bờ biển ở Bosphorus châu Á và đưa trở lại cung điện ở Constantinoplis. Nữ hoàng ra lệnh khoét mắt ông chảy máu và chết vài ngày sau đó.[2] Hiện tượng nhật thực và bóng tối kéo dài 17 ngày sau đó được những người mê tín cho là do sự ghê tởm của trời đối với sự kiện này.

Dù đôi lúc có ý kiến cho rằng bà hành xử như một vị vua, hơn nữa Irene còn tự gọi mình là "basileus" (βασιλεύς), 'hoàng đế', chứ không phải là "basilissa" (βασίλισσα), 'nữ hoàng', trên thực tế chỉ có ba trường hợp mà bà sử dụng danh hiệu "basileus": hai tài liệu về pháp luật mà bà đã ký tên mình là "Hoàng đế người La Mã" và một đồng tiền vàng của bà được tìm thấy ở Sicilia mang danh hiệu "basileus". Trong mối quan hệ với các đồng tiền, dòng chữ có chất lượng kém và vì thế việc quy ra các đồng tiền này là của bà có vấn đề. Trên thực tế, bà đã sử dụng danh hiệu "basilissa" này trong tất cả các chiếu chỉ, văn thư, tiền xu và con dấu khác.[3]